Lượt xem:  lần

Chuyện vui triết học

Cuộc đối thoại giữa Socrate và Critobule về cái đẹp

đăng 09:29, 26 thg 7, 2011 bởi Hương Thủy   [ đã cập nhật 09:33, 26 thg 7, 2011 ]
Socrate: - Bạn có biết tại sao chúng ta  cần có mắt không?

Critobule: - Ðương nhiên mắt dùng để nhìn

Socrate: - Nếu theo nghĩa như vậy thì mắt của ta đẹp hơn mắt của ngươi rồi!

Critobule: - Tại sao lại như vậy được?

Socrate: -  Tại vì mắt người chỉ thấy được những gì  ở đằng trước  trong lúc mắt ta  thấy được luôn bên cạnh vì chúng ở ngang  mày. 

Critobule: - Vậy thì  hãy so sánh cái mũi: mũi ông và mũi tôi mũi ai đẹp hơn?


Socrate: - Mũi ta. Theo ý ta thì nếu trời cho chúng ta mũi để  ngửi thì mũi của ngươi ngó xuống đất. Mũi ta huếch lên trời để có thể ngửi tất cả  những mọi hương thơm.

Critobule: - Nhưng mà làm thế nào cái mũi ngắn mà tẹt lại đẹp hơn cái mũi thẳng?

Socrate: - Tại vì nó không cản trở tầm nhìn  mà cho phép mắt thấy ngay tức thì khi mắt muốn. Cái mũi cao thì ngược lại, nó  chắn một cách ngạo nghễ ngay giữa hai con mắt như một bức tường

Cuộc đấu trí của nhà Triết học

đăng 09:21, 26 thg 7, 2011 bởi Hương Thủy   [ đã cập nhật 09:25, 26 thg 7, 2011 ]
          Một nhà triết học nọ luôn tự hào về sự hiểu biết và thông minh của mình. Một hôm ông có việc ra nước ngoài. Phát chán qua một chuyến bay dài, nhà triết học nghiêng mình đánh thức người đàn ông đang ngồi cạnh mình để hỏi xem ông ta có thích chơi một trò chơiì không:" Tôi sẽ hỏi anh một câu - nhà triết học giải thích - và nếu anh không có câu trả lời anh phải trả tôi 5 đôla. Rồi anh hỏi tôi một câu hỏi và nếu tôi không biết câu trả lời tôi sẽ trả anh 50 đôla.
          Khi người đàn ông đồng ý chơi, nhà triết học hỏi:
- Cái khoảng cách từ địa cầu tới mặt trăng là bao nhiêu?
          Bối rối, người đàn ông đưa cho anh ta 5 đôla.
- Aha đó là 238875 dặm. Bây giờ đến lượt anh.

          Người đàn ông yên lặng một lúc. Rồi ông hỏi.
- Cái gì đi lên đồi bằng 3 chân và đi xuống với 4 chân?
          Bị rối trí, người học giả nghĩ nát óc trong một giờ - nhưng ko có kết quả. Cuối cùng ông rút ví tiền ra và trao đi 50 đôla. 
- Được rồi, câu trả lời là gì nào? - nhà triết học hỏi.
          Người đàn ông nói:
- Tôi không biết.
          Rồi ông ta lấy ra 5 đôla, trao nó cho nhà triết học và trở lại ngủ tiếp.

Lỗi logic

đăng 09:17, 26 thg 7, 2011 bởi Hương Thủy   [ đã cập nhật 09:18, 26 thg 7, 2011 ]
Có một chàng sinh viên ngồi chơi bên bờ một hồ nước rộng. Trời nóng, thấy xung quanh vắng vẻ, anh chàng mới cởi hết quần áo, nhảy xuống tắm truồng. 

Tắm táp thoả thích, đến lúc định lên bờ chàng bỗng nhận ra bên cạnh đống quần áo của mình có một cô gái xinh đẹp đang ngồi đọc sách. 

Không biết làm thế nào anh chàng lặn xuống đáy hồ tìm kiếm một lúc, vớ được một cái xô mà ai đó đã vứt xuống hồ ngày trước, chàng bèn lấy cái xô úp... lại và đi lên bờ. 


Đến gần cô gái, chàng cất tiếng hỏi: "Cô gái ơi, em đang đọc gì thế?". Cô gái ngước cặp mắt bồ câu nhìn chàng chăm chú, không hề tỏ vẻ ngạc nhiên trước bộ dạng của chàng, trả lời: "Em đang nghiên cứu Triết học". 

Chàng trai đưa mắt nhìn đống quần áo của mình, hỏi tiếp: "Nghiên cứu triết học, thế cô có thể đoán được tôi đang nghĩ gì không?". Nói đoạn chàng lại liếc đống quần áo.

Cô gái nhìn chàng chăm chú, một lúc lâu sau mới cất tiếng trả lời: "Anh nghĩ rằng chiếc xô có đáy, nhưng thực ra thì nó không có".

Phép thử của Socrates

đăng 09:05, 26 thg 7, 2011 bởi Hương Thủy   [ đã cập nhật 09:10, 26 thg 7, 2011 ]
          Tương truyền vào thời Hy Lạp Cổ đại, một bữa nọ có người tới gặp nhà hiền triết vĩ đại Socrates và bảo “Ngài có biết tôi mới nghe được một câu chuyện xấu về người bạn của ngài không?”. Sau một thoáng trầm ngâm, Socrates từ tốn đáp : “Trứơc khi nghe ngài kể, tôi muốn ngài dành một chút thời gian để lọc lựa những gì ngài định nói. Tôi gọi đó là phép thử lọc 3 lớp.
          - Lớp thứ nhất lọc tìm Sự thật – Ngài có tin tuởng tuyệt đối rằng những điều mà ngài định kể cho tôi nghe là sự thật?
         - “Không. Thực ra tôi chỉ nghe người ta kể lại thôi và…”. “Rõ rồi, Chính vì thế ngài không biết những điều ngài định nói có phải là sự thật hay không”. Socrates nói.
          - “Nào, bây giờ chúng ta qua lớp lọc thứ II được dùng để tìm ra Thiện Ý. Ngài có khẳng định rằng ngài hoàn toàn xuất phát từ thiện ý, khi định kể cho tôi nghe những chuyện xấu của bạn tôi?”, Socrates hỏi.
          - “Không, ngược lại…” Vị khách của Socrates trả lời.
          - “Thế nên những chuyện xấu của bạn tôi có thật hay không vẫn là một câu hỏi”
          - “Xin ngài chớ vội buồn” - Socrates nói, “có thể ngài sẽ qua lớp lọc còn lại”
          - “Xin ngài cho tôi biết: Chuyện mà ngài sắp kể đấy Có ích cho tôi hay không?”. Người kia đáp: “Không”.
     Socrates nhìn vào mắt của vị khách và nói “Nếu câu chuyện ngài định kể cho tôi nghe chưa chắc đã là sự thật và cũng không xuất phát từ thiện ý và chẳng có ích gì cho tôi, thì ngài định kể để làm gì? Và liệu tôi sẽ nghe và tin chăng?


Bản tiếng Anh:
Socrates was said to hold knowledge in high esteem.
One day an acquaintance met the great philosopher and said, “Socrates, do
you know what I just heard about your friend?”
“Pause a moment,” Socrates replied. “Before telling me anything I’d like you
to pass a little test. It’s called the Triple Filter Test.”
“Triple filter?”
“That’s right,” Socrates continued. “Before you talk to me about my friend,
it might be a good idea to take a moment and filter what you’re going to
say.
The first filter is Truth. Have you made absolutely sure that what you are
about to tell me is true?”
“No,” the man said, “actually just heard about it and…”
“All right,” said Socrates. “So you don’t really know if it’s true or not.
Now let’s try the second filter, the filter of Goodness. Is what you are
about to tell me about my friend something good?”
“No, on the contrary…”
“So,” Socrates continued, “you want to tell me something bad about him, but
you’re not certain it’s true. You may still pass the test though, because
there’s one filter left: the filter of Usefulness. Is what you want to tell
me about my friend going to be useful to me?”
“No, not really.”
“Well,” concluded Socrates, “if what you want to tell me is neither true nor
good nor even useful, why tell it to me at all?”
This is why Socrates was a great philosopher and held in such high esteem.
It also explains why he never found out his best friend was banging his
wife…

Định nghĩa về Vợ

đăng 09:03, 26 thg 7, 2011 bởi Hương Thủy   [ đã cập nhật 09:04, 26 thg 7, 2011 ]
Về mặt triết học: Vợ là một thực thể độc lập tồn tại bên ngoài ta, ngoài ý muốn của ta.
Về mặt kinh tế: Vợ là ngân hàng vô luật pháp, không thể lệ: gửi vào thì dễ, rút ra thì khó mà không thể kiện cáo gì được. 

Về mặt tài sản: Vợ là cái gì rất cũ mà không thể thanh lý được.
Về mặt xã hội: Vợ là cá nhân tự do, tình nguyện về chung sống với ta nhưng lại luôn tố cáo ta làm mất tự do của cô ấy, và nếu như ta trả lại thì lại không nhận. 
Về mặt cổ học: Vợ là loại đồ cổ càng để lâu càng mất giá. 
Về mặt sinh học: Vợ đáng sợ hơn mãnh thú, vì họ là sư tử.

Hoàn toàn đúng!!!

đăng 08:46, 26 thg 7, 2011 bởi Hương Thủy   [ đã cập nhật 08:47, 26 thg 7, 2011 ]
          Hai người đàn ông sống trong một ngôi làng nhỏ. Họ lâm vào một cuộc tranh luận giữ dội mà họ không giải quyết được. Vì vậy họ quyết định nói chuyện với nhà hiền triết của thị trấn.
         Người đàn ông thứ nhất đi đến nhà vị hiền triết và thuật lại điều gì đã xảy ra. Khi anh ta kết thúc, nhà hiền triết nói: "Anh hoàn toàn đúng".
         Vào đêm sau, người đàn ông thứ hai tới thăm nhà hiền triết và thuật lại câu chuyện theo quan điểm của mình. Nhà hiền triết đáp: "Anh hoàn toàn đúng".

          Sau đó, bà vợ của nhà hiền triết rầy la chồng mình: "Những người đó kể với ông và ông bảo cả hai người là hoàn toàn đúng. Cái đó không thể được - họ không thể cả hai hoàn toàn đúng được".
Nhà hiền triết quay về vợ mình và nói: " Bà hoàn toàn đúng".

Suy luận Lôgic

đăng 08:37, 26 thg 7, 2011 bởi Hương Thủy   [ đã cập nhật 08:38, 26 thg 7, 2011 ]

1. Nếu bố anh nghèo, đó là số phận của anh. Nếu bố vợ nghèo, đó là sự ngốc nghếch của anh.

2. Ai cũng nên cưới vợ. Suy cho cùng, hạnh phúc không phải là thứ duy nhất có trên đời này.

3. Tôi sinh ra thông minh. Giáo dục làm tôi hỏng.

4. Làm việc để trở nên hoàn hảo. Nhưng không ai hoàn hảo cả. Vậy tại sao phải làm việc ?

5. Tôi đến đây để giúp đỡ mọi người. Vậy mọi người đến đây làm gì ?

6. Ai nói rằng tiền bạc không mua được hạnh phúc là vì họ không biết mua ở đâu thôi.

7. Ánh sáng đi nhanh hơn âm thanh. Nên người ta chỉ có vẻ khôn ngoan cho đến khi ta nghe họ phát biểu.

8. Chúng ta nên yêu súc vật. Thịt chúng rất ngon.

9. Tôi vốn là người có đầu óc mở nhưng rồi từ đấy trí tôi đã rơi vãi hết.


10. Sau lưng người đàn ông thành công là một phụ nữ. Sau lưng người đàn ông không thành công là 2 phụ nữ.

11. Không nên trì hoãn đến ngày mai những gì ta có thể trì hoãn hôm nay.

12. Tương lai của ta phụ thuộc vào giấc mơ của ta. Vậy thì… ta hãy ngủ đi !

13. Nên tìm cách nào đó để bắt đầu một ngày mới mà không phải thức dậy.

14. Làm việc chăm chỉ không giết chết ai cả! Nhưng tại sao phải chấp nhận rủi ro đó?

15. Công việc làm tôi hứng thú. Tôi có thể ngồi nhìn nó hàng giờ.

16. Học nhiều biết nhiều. Biết nhiều quên nhiều. Quên nhiều biết ít. Vậy thì tại sao phải học ?

17. “Ăn chay”, theo từ vựng của một thổ dân, nghĩa là “thợ săn tồi”.

Thất tình trong con mắt nhà triết học

đăng 08:31, 26 thg 7, 2011 bởi Hương Thủy   [ đã cập nhật 08:36, 26 thg 7, 2011 ]
Một nhà triết học gặp một thanh niên đang khóc vì thất tình. Nhà triết học cười lớn. Chàng thanh niên giận dữ chất vấn thì nhà triết học lắc đầu nói: "Không phải tôi cười anh, mà chính là anh đang tự diễu mình". "Anh đau thương như vậy, chứng tỏ trong lòng anh còn tình yêu, mà đối phương không còn. Rõ ràng là tình yêu ở phía anh, anh không mất tình yêu, mà chỉ mất một người không yêu anh thôi, như vậy việc gì phải đau lòng? Tôi thấy anh nên về nhà ngủ một giấc là hơn. Người đáng khóc chính là cô gái, cô ta không chỉ mất anh mà còn mất cả tình yêu nữa..

Nguồn sites.google.com
Chuyện vui triết học Chuyện vui triết học Reviewed by Unknown on 03:42 Rating: 5
Show Comments: OR

Không có nhận xét nào:

Mã Hóa Code

Được tạo bởi Blogger.